Dầu dừa lâu nay vẫn được xem là thần dược đối với chị em trong công cuộc làm đẹp, tuy nhiên, nếu dùng dầu dừa sai cách sẽ dễ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Trên thị trường hiện nay, dầu dừa luôn được quảng cáo là tinh chất tự nhiên 100%, nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có thể mua phải loại có pha các chất phụ gia. Trên thị trường hiện nay, dầu dừa luôn được quảng cáo là tinh chất tự nhiên 100%, nhưng nếu không cẩn thận, chúng ta có thể mua phải loại có pha các chất phụ gia.
Để biết dầu dừa nguyên chất có tinh khiết hay không, bạn chỉ cần cho chai dầu dừa nguyên chất vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó chờ 30 phút đến 1 tiếng (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), do có nhiệt độ dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn (nếu dung tích nhỏ thì sẽ mau đông lại hơn). Ngược lại nếu chai dầu dừa của bạn không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại cho dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của loại dầu dừa mà bạn đang sỡ hữu.
Để tránh mua phải các loại dầu dừa không đảm bảo trên thị trường, nhiều chị em đã truyền tay nhau công thức làm dầu dừa tự chế. Cách nấu dầu dừa thực chất không quá khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là có thể làm được. Vì nghĩ đây là dầu dừa “sạch” nên các chị em đã khá an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả với dầu dừa đảm bảo tinh khiết 100%, chị em cũng cần có những lưu ý nhất định.
Chẳng hạn như với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao. Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông - tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da.
(Hình minh họa, nguồn: Internet)
Nếu dùng dầu dừa massage, bạn chỉ nên làm tối đa 2 lần/ tuần. Hàng ngày buổi tối sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt, dùng một chút tinh dầu dừa chấm lên vùng da mặt, cổ. Sau đó massage khoảng 3 phút rồi rửa mặt thật sạch để đảm bảo lượng dầu dừa còn lại không làm bít lỗ chân lông.
Đối với tóc cũng vậy, bạn cũng chỉ nên sử dụng tối đa 2 lần/tuần. Việc sử dụng dầu dừa để dưỡng tóc cũng cần hết sức cẩn trọng bởi lượng lipid trong đó chính là nguyên nhân tăng độ dầu, làm tóc bị bết nhanh, thu hút sự “tấn công” của các vi khuẩn gây hại cho tóc và nhất là da đầu.
Để dưỡng da với dầu dừa đúng cách, bạn nên thoa dầu dừa dạng lỏng lên da chứ không phải là dạng dầu dừa đã vón cục hay đông cứng lại vì để lâu hoặc trữ lạnh. Bởi dầu dừa vón cục rất dễ bết dính và khó tán đều trên da gây tắc lỗ chân lông khiến da nhờn, khiến mụn nổi nhiều hơn.
- PROTEIN hữu cơ (đạm thực vật) (20.04.2022)
- Trứng gà – mật ong bộ đôi hoàn hảo đánh thức làn da của bạn. (21.06.2019)
- 5 loại thực phẩm là thần dược cho lá phổi của bạn (30.06.2018)
- Hạn chế sử dụng bao nilon (03.03.2018)
- 8 dấu hiệu đánh giá bạn có khỏe mạnh thực sự hay không. (28.01.2018)
- Tác dụng của giá đỗ trong điều trị bệnh ! (15.11.2017)
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hãy tránh 10 sai lầm phổ biến này (14.11.2017)
- Thực phẩm thuận tự nhiên là gì? (07.11.2017)
- Gạo hữu hữu cơ là gì? (23.10.2017)
- Chống lại thực phẩm bẩn là tạo môi trường sinh thái cân bằng. (07.08.2017)