Phân biệt giá đỗ ngâm hóa chất và giá đỗ sạch
Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn.
Ở Việt Nam, giá đỗ là loại thực phẩm được ưa chuộng do dễ ăn, tốt cho sức khỏe, giá cả bình dân. Tuy nhiên, lợi dụng điều này mà nhiều người làm giá đỗ đã không ngần ngại tẩm hóa chất vào để giá trông bắt mắt hơn, tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng nhiều hơn nhằm tăng lợi nhuận một cách vô lương tâm.
Điều đáng nói là hiện nay, giá đỗ ngâm hóa chất kích thích được bán tràn lan khắp các chợ, từ chợ cóc cho đến những chợ đầu mối. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, loại giá đỗ này là giá đỗ nhập khẩu từ Trung Quốc và loại hóa chất dùng để tưới cho giá phát triển nhanh hơn cũng từ Trung Quốc mà sang.
Vậy cách tốt nhất, là mỗi người tiêu dùng hãy là nhà tiêu dùng thông thái để không mua phải hàng tẩm hóa chất độc hại. Các cách sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt giá đỗ không và có ngâm chất kích thích để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
Giá đỗ ngâm hóa chất trông béo, mập, vô cùng bắt mắt (Ảnh minh họa: Internet)
Kích thước
Loại giá đỗ sạch sử dụng nguyên liệu trong nước và không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất nhập từ Trung Quốc.
Hình dạng
Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.
Rễ, lá và màu sắc
Trong khi giá đỗ sạch có màu trắng nhạt, thân dài, dễ dài nhưng khó gãy (Ảnh minh họa: Laodong)
Rễ: Thường thì rễ giá đỗ rất dài, loại giá đỗ tắm ướp hóa chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn.
Lá: Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.
Màu sắc: Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.
Các bạn nên lưu ý rằng một số chất hóa học như 6-Benzylaminopurine, sodium dithionite, chất kích thích tăng trưởng... đều là phụ gia được sử dụng khi làm giá đỗ. Sản xuất giá đỗ thông thường cần có nước và nhiệt độ thích hợp, sau đó phải chờ trong khoảng thời gian 2.5-3 ngày. Tuy nhiên nếu làm theo cách truyền thống như vậy, rễ giá dễ bị mọc dài, hình thức không đẹp, không bắt khách. Nhưng sau khi 'độ' qua hóa chất, thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn rất nhiều, sản lượng cũng tăng lên khoảng 30%.
Hiện chưa có thống kê chính xác về tác hại mà loại giá này mang lại, nhưng chắc chắn đã ngâm tẩm qua hóa chất không rõ nguồn gốc thì không thể đảm bảo được là không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bạn cũng có thể bớt chút thời gian, mua đỗ xanh về và tự làm giá, vừa rẻ vừa an toàn cho sức khỏe của cả nhà. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo những loại máy làm giá đỗ trên thị trường.
- PROTEIN hữu cơ (đạm thực vật) (20.04.2022)
- Trứng gà – mật ong bộ đôi hoàn hảo đánh thức làn da của bạn. (21.06.2019)
- Sử dụng dầu dừa sai cách: Lợi bất cập hại (13.07.2018)
- 5 loại thực phẩm là thần dược cho lá phổi của bạn (30.06.2018)
- Hạn chế sử dụng bao nilon (03.03.2018)
- 8 dấu hiệu đánh giá bạn có khỏe mạnh thực sự hay không. (28.01.2018)
- Tác dụng của giá đỗ trong điều trị bệnh ! (15.11.2017)
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hãy tránh 10 sai lầm phổ biến này (14.11.2017)
- Thực phẩm thuận tự nhiên là gì? (07.11.2017)
- Gạo hữu hữu cơ là gì? (23.10.2017)